Hotline: 094 5540 303

Stringee: nền tảng lập trình Voice, Video, SMS thời công nghệ 4.0

14/11/2018

Stringee hay nền tảng lập trình Voice, Video, SMS nghe có vẻ xa lạ và trừu tượng. Thế nhưng, nếu hiểu cốt lõi của Stringgee là nền tảng liên lạc cung cấp APIs, thư viện lập trình giúp các doanh nghiệp, lập trình viên có thể nhanh chóng tích hợp tính năng gọi điện Voice/Video, nhắn tin trực tiếp vào trong ứng dụng, websites của mình thì mọi việc đơn giản hơn rất nhiều.

Ứng dụng gọi Voice, Vudeo và SMS tiện dụng

Theo khái niệm đó, Stringee hiện đang cung cấp 04 tính năng chính. Tính năng thứ nhất là Stringee Call APIs: chủ yếu cung cấp các tính năng gọi điện trong doanh nghiệp. App-to-app: gọi điện trong ứng dụng của doanh nghiệp; App-to-phone: gọi điện từ ứng dụng ra số di động thông thường; Phone-to-app: nhận cuộc gọi từ số điện thoại thông thường bằng ứng dụng; Phone-to-phone: sử dụng số điện thoại mặt nạ để ẩn số điện thoại thực của người gọi và người nghe; Gọi tự động: Doanh nghiệp sử dụng APIs của Stringee để tạo các cuộc gọi tự động chăm sóc khách hàng, xác nhận đơn hàng, nhắc lịch…

Stringee: nền tảng lập trình Voice, Video, SMS thời công nghệ 4.0 - 1

Tính năng thứ 2 là Stringee Conference APIs: cung cấp tính năng gọi Voice, Video nhiều điểm cầu, ứng dụng trong các lĩnh vực như: Học trực tuyến, Họp trực tuyến,  Khám bệnh trực tuyến. Tính năng thứ 3, Stringee Messaging APIs: cung cấp tính năng chat trong ứng dụng, gửi tin nhắn SMS như gửi SMS xác thực, chăm sóc khách hàng,  ChatBot trả lời tự động. Cuối cùng, Stringee Programmable Contact Center APIs: cung cấp APIs cho các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tự xây dựng tổng đài chăm sóc khách hàng mà không cần mua của các bên thứ ba.

Được ứng dụng  ngày càng phổ biến

Stringee chính thức kinh doanh trên thị trường từ tháng 04/2018. Sau 4 tháng, nền tảng đã có trên 30 doanh nghiệp sử dụng và hàng trăm doanh nghiệp đang tích hợp dịch vụ. Hiện tại, mỗi tháng Stringee có hàng triệu phút gọi được thực hiện trên hệ thống. Stringee cũng được tin dùng bởi các công ty, tập đoàn lớn như: Viettel, Mobifone, VOV, VNDirect, NextTech… Đơn cử như ứng dụng Mocha Viettel (đang có 15 triệu người sử dụng) dùng APIs, thư viện lập trình Stringee để tích hợp tính năng gọi Voice, Video (trong ứng dụng), gọi từ ứng dụng ra số di động thông thường. Mỗi ngày, Mocha có hàng trăm nghìn cuộc gọi được thực hiện qua nền tảng Stringee.

Stringee: nền tảng lập trình Voice, Video, SMS thời công nghệ 4.0 - 2

Những con số biết nói này là minh chứng cho thấy Stringee giúp các doanh nghiệp, các lập trình viên tiết kiệm được đáng kể thời gian, công sức, tiền bạc cho việc xây dưng các tính năng liên quan đến Voice, Video, SMS, gia tăng cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, Stringee cung cấp tính năng gọi điện từ ứng dụng, websites ra số di động thông thường giúp các doanh nghiệp tiết kiệm > 50% chi phí gọi điện so với cước gọi thông thường.

Lẽ tất nhiên, Stringee còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, tiền bạc, chi phí cơ hội cho việc phát triển sản phẩm. Ví dụ, ứng dụng Zalo với đội ngũ vài chục nhân viên mất hàng năm nghiên cứu, phát triển tính năng gọi Voice, Video. Trong khi đó, các khách hàng của Stringee như: ứng dụng Mocha Viettel, VOVBacsi24, GrapViet… mất chưa đầy 1 tháng để ra mắt các tính năng này.

Stringee của tương lai

Được ứng dụng và phát triển ngày càng mạnh mẽ chỉ trong mấy tháng qua nhưng Stringee cũng nhận thấy những vấn đề mà nền tang này cần cải thiện trong thời gian tới. Bộ thư viện lập trình chưa hoàn thiện, cần tiếp tục nâng cấp các tính năng như: phát triển các APIs cung cấp tính năng chăm sóc khách hàng đa kênh (Facebook, Live Chat,…) cho tổng đài, hợp tác với các đối tác để áp dụng AI vào sản phẩm, đưa ra các tính năng mới như tổng đài trả lời tự động…

Bên cạnh đó, bộ tài liệu hướng dẫn tích hợp chưa tối ưu, cần chú ý lắng nghe những phản hồi của khách hàng để tối ưu quy trình, tài liệu, nâng cao khả năng tự tích hợp, giảm thời gian tích hợp, giảm hỗ trợ tích hợp. Tin chắc, một khi đã hoàn thiện, nền tảng Stringee sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp trong khâu kết nối, phát triển sản phẩm công nghệ vốn được xem là mấu chốt của mọi của mọi thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo kế hoạch, với lĩnh vực CNTT, dự kiến ngày 18/11, các tác giả, nhóm tác giả vượt qua vòng sơ khảo nội dung CNTT sẽ tập trung tại Hà Nội và thuyết trình, bảo vệ sản phẩm trực tiếp trước Hội đồng Chung khảo. Lễ trao giải “Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt 2018” sẽ diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào tối 20/11 và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Được Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng từ năm 2005 và được đồng tổ chức bởi Báo Dân trí cùng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đến nay, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã bước sang năm thứ 14, trở thành Giải thưởng uy tín mang tầm vóc quốc gia. Trong 13 năm qua, đã có hàng nghìn sản phẩm dự thi và hàng chục sản phẩm được tôn vinh mỗi năm thực sự đã phát huy giá trị, ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Giải thưởng Nhân tài Đất Việt thực sự là sân chơi để những nhân tài của đất nước có cơ hội chứng minh sức mạnh của trí tuệ và sự sáng tạo phục vụ cộng đồng.

                                                                                           Hoàng Thanh – VnMedia